Vietnamese Traditional Instruments

Famous Vietnamese Traditional Instruments

To many Vietnamese people, music isn’t just a form of entertainment but a crucial part of life. Along with the development of music was the birth of various Vietnamese traditional instruments. Each has its own characteristics and even varies by region which creates the diversity of quantities, types and timbre of traditional music instruments.

It shows that Vietnam has hundreds of types of traditional music instruments including native instruments and imported but almost localized instruments such as đàn bầu (monochord), đàn tranh (zither), đàn t’rưng, đàn nguyệt (moon lute), đàn nhị (2-string), sáo trúc (bamboo flute), đàn tỳ bà (4-chord lute).

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Đi cùng với sự phát triển của âm nhạc nói chung là sự ra đời của những loại nhạc cụ truyền thống Việt Nam, phát triển theo đặc trưng của từng vùng miền, tạo nên sự đa dạng và phong phú về số lượng, thể loại và âm sắc của nhạc cụ truyền thống Việt Nam. 

Theo thống kê, Việt Nam có đến hàng trăm loại nhạc cụ truyền thống, có những nhạc cụ bản địa, có những nhạc cụ được du nhập nhưng hầu như đã được bản địa hóa cho phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam, trong số đó có thể kể đến: đàn bầu, đàn tranh, đàn t’rưng, đàn nguyệt, đàn nhị, sáo trúc, đàn tỳ bà.

Đàn bầu

Đàn bầu, or độc huyền cầm, is single-string instrument. It is one of the famous Vietnamese traditional instruments that is made of a gourd shell half, a wooden tube-shaped board, a bull-horn rod and a silk or metal string. Đàn bầu bears quite a resemblance to đàn máng of the Mường people. 

Đàn bầu hay còn được gọi là độc huyền cầm, là loại nhạc cụ chỉ có 1 dây đàn. Đàn bầu là một trong những nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, bao gồm các bộ phận như: một bầu đàn, thân đàn bằng gỗ hình ống, một cần đàn được làm từ gỗ hoặc sừng trâudây đàn bằng kim loại hay dây lụa. Đàn bầu có cấu trúc khá tương tự với đàn máng của người Mường. 

Đàn tranh

Đàn tranh, also known as đàn thập lục, is a string instrument that is similar to the Chinese guzheng, Korean gayageum, Japanese koto, Sundanese kacapi and Kazakh jetigen. A đàn tranh has metal strings, tuning pegs and movable bridges that are placed on top of a wooden sound box. 

In the nineteenth century, a standard đàn tranh had 16 strings. The modern versions designed by a South Vietnamese musician, Nguyễn Vĩnh Bảo, however, can have 17, 19 or 21 strings. The 17-string instrument has then become the standard version of đàn tranh used in Vietnam. Larger versions are also available, especially the 25-string instrument created by a famous đàn tranh artist of Vietnam, Đỗ Thị Phương Bảo. 

Đàn tranh hay còn được gọi là đàn thập lục, là một nhạc cụ dây tương tự như đàn guzheng (cổ tranh) của Trung Quốc, đàn gayageum của Hàn Quốc, đàn koto của Nhật Bản, đàn kacapi của Sunda và đàn jetigen của Kazakh. Đàn tranh thuộc họ dây, chi gảy; thiết kế bao gồm dây kim loại, chốt điều chỉnh và ngựa đàn di động được đặt trên hộp đàn bằng gỗ.

Vào thế kỷ 19, đàn tranh tiêu chuẩn có 16 dây. Tuy nhiên, các phiên bản hiện đại do nhạc sĩ người miền Nam Việt Nam Nguyễn Vĩnh Bảo thiết kế có thể có 17, 19 hoặc 21 dây. Nhạc cụ 17 dây sau đó đã trở thành phiên bản phổ biến được sử dụng trong nhiều buổi biểu diễn âm nhạc. Các phiên bản lớn hơn cũng có sẵn, đặc biệt là nhạc cụ 25 dây do nghệ sĩ đàn tranh nổi tiếng của Việt Nam, Phương Bảo, sáng tạo.

Đàn nhị (đàn nhị hồ/đàn cò)

Đàn nhị (2-stringed bowed instrument) or đàn cò appeared in Vietnam from the 10th century. It is a stringed instrument that has 2 strings, so it’s called Đàn Nhị (Nhị means two).

Đàn nhị includes a sound box, instrument neck, string, string shaft, and the part between two strings that rub and make sound. In addition, the instrument neck is straight but top of it is usually a simple curve, which seems like the neck of a stork, that’s why we also call it Đàn cò (the stork).

Đàn nhị plays an important role in Hát Xẩm. It is also used in nhã nhạc (court music), chầu văn (a form of Vietnamese ritual singing), or general band. With clear and soft sound, you can see đàn nhị in rock or pop to enhance the music experience.

Đàn nhị hay còn được gọi là đàn cò xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ X. Đàn nhị thuộc bộ dây, đàn có hai cần nên có tên gọi là đàn nhị (hai). 

Đàn nhị bao gồm các thành phần chính: ống nhị (bát nhị), cần nhị, cử nhị, trục dây, cung vĩ. Trong đó, cần nhị có dáng thẳng, đầu cán uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ con cò, vậy nên đàn nhị còn được gọi là đàn cò.

Đàn nhị đóng vai trò quan trong trong nghệ thuật hát Xẩm. Ngoài ra còn được dùng trong dàn nhã nhạc, chầu văn và dàn nhạc tổng hợp. Với âm thanh trong sáng, mềm mại, ngày nay đôi lúc đàn nhị còn xuất hiện trong dàn nhạc rock, pop để nâng cao màu sắc cho âm thanh.

Đàn tỳ bà

Đàn tỳ bà (4-chord lute) is a Eastern plucked string instrument. Over the long period, it has been localized differently depending on each region or country. This instrument appeared very early in China as PiPa, in Japan as Biwa, in Korea as Bipa.

Vietnamese 4-chord lute has a length of 3 thước 5 tấc (ancient unit; 1 thước = 33cm, 1 tấc = 10cm), 3 represents 3 core values of development (clement weather, favorable terrain and concord among the people) and 5 represents 5 elements (Metal, Wood, Water, Fire, Earth), 4 strings represent 4 seasons (Spring, Summer, Fall, Winter).

This instrument has a clear high sound, a gentle midrange and a thick bass. Its sound range is very wide, it helps to express a lot of topics and emotional levels. Therefore, 4-chord lute is often present in Hue royal court music, Buddhist Zen Music, Đờn ca tài tử or Traditional general band.

Đàn tỳ bà là nhạc cụ dây gảy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tùy theo từng vùng hoặc từng quốc gia. Đàn tỳ bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa, ở Triều Tiên là Bipa.

Đàn tỳ bà ở Việt Nam có chiều dài 3 thước 5 tấc, 3 thước tượng trưng cho tam tài (Thiên, Địa, Nhân), 5 tấc thể hiện ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), 4 sợi dây thể hiện cho tứ quý (bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông).

Đàn tỳ bà có âm cao trong trẻo, âm trung nhẹ nhàng còn âm trầm thì dày, dải âm của nó rất rộng vì thế mà thanh âm phong phú, thể hiện được rất nhiều đề tài và cung bậc cảm xúc. Vì thế, đàn tỳ bà thường có mặt trong các dàn nhạc như: Nhã nhạc cung đình Huế, Thiền nhạc Phật giáo, đờn ca tài tử hay dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Đàn nguyệt (đàn kìm)

Đàn nguyệt (moon lute) or đàn kìm is a plucked string instrument from China and imported to Vietnam many centuries ago. To fit the Vietnamese interests, the instrument still remains the moon face but it was reduced to 2 strings instead of 4 strings, the neck was longer and the frets were placed higher to describe techniques of vibrato, pressing, tumbling and pentatonic better. 

Moon lute has a clear timbre, but not in the low range. It can express many different shades of emotions from soft to firm, or throbbing. This instrument is widely used in ca trù (ceremonial singing, typically in Northern Vietnam), chầu văn, Hue singing, đờn ca tài tử and cải lương. 

Đàn nguyệt hay còn được gọi là đàn kìm là nhạc cụ dây gảy, có xuất xứ từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Khi vào tới Việt Nam, đàn nguyệt đã được biến đổi để phù hợp với thẩm âm của người Việt, mặt đàn vẫn hình tròn, được rút xuống còn 2 dây thay vì 4 dây, cần đàn dài hơn, phím đàn gắn cao hơn để có thể diễn tả những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy và đánh theo ngũ cung (pentatonic). 

Đàn nguyệt có âm sắc trong sáng, ở khoảng âm thấp thì hơi đục. Nó có thể diễn đạt nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, từ dịu dàng, mềm mại đến rắn rỏi, rộn ràng. Đàn nguyệt được sử dụng nhiều trong dàn nhạc ca trù, chầu văn, ca Huế, đờn ca tài tử và cải lương.

Đàn ghi-ta phím lõm

Vietnamese guitar is a unique instrument that is improved based on the Western guitar during the development of tài tử or cải lương in the South. Other names of this instruments can be mentioned are Lục huyền cầm or guitar vọng cổ (Vietnamese song used primarily in the cải lương theater).

Vietnamese guitar is commonly used with a system of 5 or 6 strings, expressing various types of emotions, techniques of Southern Vietnamese music genres.

Đàn ghi-ta phím lõm là nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được cải tiến dựa trên đàn ghi-ta của phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình âm nhạc tài tử và cải lương ở Nam bộ. Ghi-ta phím lõm còn có tên là lục huyền cầm hay ghi-ta Việt Nam, ghi-ta vọng cổ.

Ghi-ta phím lõm được sử dụng phổ biến với hệ thống gồm 5 hoặc 6 dây, thể hiện được những tình cảm, kỹ thuật đa dạng và phong phú đối với các loại hình âm nhạc Nam bộ Việt Nam.

Đàn T’rưng

The T’rưng is known as a popular instrument in the Central Highlands, especially Gia Rai and Ba Na ethnic minorities. To make it, you need to use different sizes of bamboo tubes that are linked together by rattan strings and lined up in ascending order. 

This instrument is quite similar to the Xylophone and Vibraphone of Europe or the Lana in Southeast Asia countries such as Laos, Thailand, and Indonesia.

When you use the thing (it seems like a drumstick) to knock on the bamboo tubes, it’ll make sounds. Large and long tubes produce bass, while small and short ones have high tones. The most interesting part is, when you listen and close your eyes, you may hear the typical sounds of the Central Highlands of Vietnam: murmuring stream sound, the rushing waterfalls or the rustling of a bamboo forest. 

Đàn T’rưng là loại nhạc cụ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là đối với dân tộc Gia Rai và Ba Na. Đàn t’rưng được làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa có kích cỡ khác nhau, liên kết với nhau bằng dây mây và xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự đi dần lên từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn. 

Đàn T’rưng khá tương đồng với đàn Xylophone và Vibraphone của Châu Âu hay đàn Lana (đàn thuyền) của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Indonesia.

Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạo ra âm thanh cao thấp khác nhau tùy độ to, nhỏ, dài, ngắn của ống. Những ống to và dài phát ra âm trầm, còn những ống nhỏ và ngắn có âm cao. Tiếng đàn t’rưng mang lại cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa – những âm thanh đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên đại ngàn.

Sáo trúc

Sáo trúc (bamboo flute) first appeared in the 1500s BC. Vietnamese bamboo flute is associated with the image of people who tend and rear the buffalos, a symbol of simplicity and rusticity of the Vietnamese countryside.

We can classify bamboo flutes as follows: 

  • Number of holes: 6 holes flute, 10 holes flute
  • Sound: C-flute, D-flute, B-flute, B♭- flute, G-flute 
  • Holding position: horizontal and vertical

The sound of the flute is melodious, gentle but full of emotions, so it is widely used in both daily life and professional solo or concert performances.

Sáo trúc xuất hiện từ những năm 1500 trước công nguyên. Sáo trúc Việt Nam gắn liền với hình ảnh của mục đồng (những chú bé chăn trâu), là biểu tượng của sự giản dị, mộc mạc, mang đậm hình ảnh của làng quê Việt Nam.

Có rất nhiều loại sáo và chúng được phân loại như sau: 

  • Theo số lượng lỗ sáo: sáo 6 lỗ và 10 lỗ
  • Theo âm thanh: sáo đô, sáo rê, sáo si, sáo si giáng, sáo son trầm,….
  • Theo tư thế cầm sáo: sáo ngang và sáo dọc. 

Tiếng sáo du dương, nhẹ nhàng nhưng chan chứa nhiều tình cảm, vì thế mà nó được sử dụng rộng rãi trong cả đời sống sinh hoạt hàng ngày và những buổi biểu diễn độc tấu hay hòa tấu chuyên nghiệp.

Khèn

Khèn is a traditional musical instrument of the H’mong people. It is a wind instrument which has a complicated structure, consisting of several bamboo tubes of different lengths arranged close together with one end connected to a wooden sound box. We link another bamboo tube on the box to create a bellows. 

According to the H’mong, the khèn is not only the sacred instrument connecting this dusty world and the spiritual one but also a means of community connection.

Khèn là nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc H’mông. Khèn nằm trong bộ hơi, có cấu trúc khá phức tạp, với thiết kế gồm nhiều ống trúc có chiều dài khác nhau xếp cạnh nhau, các ống này được xuyên qua 1 bầu gỗ. Trên bầu gỗ có gắn 1 ống trúc khác tạo ống thổi.

Trong quan niệm của người H’mông, khèn vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng.

K’long Pút

K’long put is a musical instrument of some ethnic minorities in the Central Highlands. It is used by women, often played in the paddy fields. K’long put usually consists of many large bamboo tubes, of various lengths, arranged in rows on a shelf. The shortest tube is from 60 – 70 cm, the longest tube is from 110 – 120cm, the diameter is from 5 – 8 cm.

The performer puts his/her hands near the top of the bamboo pipe and then claps, causing the steam to impact the air column of the tube to make a sound, no need to touch the instrument.

K’long put has a unique timbre, both slightly and flapping sound. It expresses the feeling of immense spaciousness or remoteness, mystery.

K’lông pút là nhạc cụ của một số đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. K’lông pút là nhạc cụ cho nữ sử dụng, thường dùng để chơi trên nương rẫy. Đàn thường gồm nhiều ống nứa rỗng loại lớn, với chiều dài khác nhau, được xếp thành hàng trên một giá. Ống ngắn nhất từ 60 – 70cm, ống dài nhất từ 110 – 120 cm, đường kính ống từ 5 – 8 cm. 

Người ta để hai bàn tay gần đầu ống nứa rồi vỗ tay vào nhau khiến hơi tác động vào cột không khí của ống phát ra âm thanh, nghĩa là người sử dụng không cần chạm tay vào nhạc cụ.

K’lông pút có âm sắc độc đáo, vừa có tính chất âm hơi lẫn âm vỗ. Nó diễn đạt tình cảm mênh mông khoáng đạt hay xa xăm, huyền bí. 

Song loan

As a kind of small round, flattened hardwood wooden tocsin, Song Loan or Song Lang has a small shape compared to other musical instruments, a round piece of wood less than the mouth of a cup, 7 cm in diameter, 4 cm high, with a mouth cut. about 1/3 deep into the body to escape the sound.

When using Song Loan, they use their hands or feet to a part attached to Song Loan to create a sound. 

Song Loan sound has extremely high frequency with a wide range that resonates very far (rated at over 3,000 MHz), without the need for an amplification system, the audience can hear it more clearly than other instruments.

Là một loại mõ nhỏ bằng gỗ cứng hình tròn dẹt, Song Loan hay Song Lang có hình dáng bé nhỏ so với các nhạc cụ khác, một mảnh gỗ tròn chưa bằng miệng chén, đường kính 7 cm, cao 4 cm, được xẻ miệng sâu vào thân khoảng 1/3 để thoát âm.

Khi sử dụng Song Loan người ta dùng tay hoặc chân đập vào dùi gõ, dùi gõ đập vào Song Loan để tạo ra âm thanh. 

Âm thanh Song Loan có tần số cực lớn với một âm vực rộng vang rất xa (được đánh giá có cao độ khoảng trên 3.000 MHz), không cần qua hệ thống khuếch đại mà khán thính giả có thể nghe rõ hơn các nhạc cụ khác. 

Sinh tiền

Sinh Tien structure consists of 3 solid wood bars (usually rosewood).

The first bar on the top has 2 small nails, each nail pierces the hole 3 coins, the tip has a knob to keep the main from falling out when playing. The face of the first bar (under 2 nails) has a length of about 13 cm including 10 rows of serrations, notched horizontally.

The second bar is the same as the first bar, but only has 1 nail to attach the coins. Both of these bars have a wooden, non-serrated end that serves as a handle. The two rods are about 28cm long, about 3cm wide, about 8mm thick. 

The third bar is called The Knife, a little shorter, with a serrated side, left edge from top to center, right edge from end to end, and this bar has no money stakes and serrations on the face. The right edge from top to center is serrated, and the left edge is serrated from the base to the middle. Each edge has 10 serrations. 

When performing Sinh Tien, artisans use 2 to 3 fingers with their right fingers between the 2 sides of the Knife, the left hand holding 2 bars with strings. The bar has 2 money piles located on the bar with 1 money pile, these two bars are staggered (the upper bar is slightly back, the lower bar is protruding), the purpose is to put 3 money piles close together. The thumb rests on the top bar, the other four fingers support the lower bar. When tapping and opening these 2 bars, the beat and coin will sound. The right hand is flexible like dancing, holding the Knife and swiping the serrated edge on the 2 sides of the other two bars or swiping the 2 ends of the Knife on the serrated item of the upper bar, you will hear the sound.

Cấu trúc Sinh Tiền gồm có 3 thanh gỗ cứng (thường là gỗ trắc hay gỗ cẩm lai).

Thanh thứ nhất trên đầu có 2 cây đinh nhỏ, mỗi đinh xuyên qua lỗ 3 đồng tiền, đầu đinh có núm để giữ các đồng chinh không rớt ra khi đánh. Mặt thanh thứ nhất (dưới 2 cây đinh) có 1 đoạn dài khoảng 13cm gồm 10 hàng răng cưa lồi lõm, khía theo chiều ngang.

Thanh thứ hai giống như thanh thứ nhất nhưng chỉ có 1 cây đinh gắn các đồng tiền. Cả hai thanh này có phần cuối cùng bằng gỗ, không răng cưa, dùng để làm tay cầm. Hai thanh dài khoảng 28 cm, ngang khoảng 3 cm, dày khoảng 8mm.

Thanh thứ ba được gọi là Con Dao ngắn hơn một ít, có khứa răng cưa bên cạnh, cạnh trái khứa từ đầu đến giữa, cạnh phải từ đầu đến cuối. Thanh thứ ba không có cọc tiền và răng cưa trên mặt. 

Khi diễn tấu Sinh Tiền nghệ nhân dùng 2 đến 3 ngón tay phải kẹp vào giữa 2 mặt của Con Dao, tay trái cầm 2 thanh có dây nối. Thanh có 2 cọc tiền nằm trên thanh có 1 cọc tiền, hai thanh này so le nhau (thanh trên hơi lùi xuống, thanh dưới nhô ra), mục đích để 3 cọc tiền sát nhau. Ngón cái đặt trên mặt thanh trên, bốn ngón còn lại đỡ thanh dưới. Khi rập và mở 2 thanh này âm thanh phách và đồng tiền sẽ phát ra. Tay phải uyển chuyển như múa, cầm Con Dao quẹt cạnh răng cưa vào 2 bên cạnh của hai thanh kia hoặc quẹt đi quẹt lại 2 đầu của Con Dao vào mặt hàng răng cưa của thanh trên, tiếng sột soạt sẽ phát ra.

Mõ dế

This wooden bell is vividly sketched in the shape of a cricket. The sound of a cricket calling every summer night is one of the great memories of those living in a Vietnamese village. The cricket-shaped wooden bell has carved serrations along both sides, which when used with a stick, will make a sound like a cricket’s chirping sound.

Mõ dế được phác hoạ sinh động theo hình con dế. Tiếng dê kêu mỗi đêm hè là một trong những ký ức tuyệt vời của những ai sinh sống ở làng quê Việt Nam. Mõ dế có chạm khắc những răng cưa ở dọc 2 bên mõ, khi dùng dùi gõ lướt dọc sẽ tạo ra tiếng giống như tiếng dế kêu.

Mõ cóc

Frogs often appear when it rains, the sound of frogs often signals that there will be showers, this is a good omen because it helps people have water for daily life, irrigation, and good crops. Therefore, according to the Vietnamese concept, the frog symbolizes nobility and also a sign of a bountiful season and abundant fortune.

The frog-shaped wooden bell has spines on its back. When gliding along the spine, it will make a sound like a frog croaking at night, it sounds very peaceful!

Cóc thường xuất hiện khi trời mưa, tiếng cóc kêu thường báo hiệu sắp có cơn mưa rào, đây là điềm lành vì trời mưa giúp nhân dân có nước sinh hoạt, tưới tiêu, mùa màng tươi tốt. Vì vậy, theo quan niệm người Việt, cóc tượng trưng cho sự cao quý (cậu ông trời) và cũng là dấu hiệu của một mùa bội thu, tài lộc dồi dào. 

Mõ cóc được làm bằng gỗ, trên lưng có những sống gai. Khi lướt theo dọc sống lưng sẽ tạo ra tiếng như cóc kêu vào buổi đêm, nghe rất thanh bình! 

Mõ cá

A type of percussion instrument associated with a Buddhist story, the fish-shaped wooden bell is carved on wood. This instrument is made with the desire to awaken the monk.

Một loại nhạc cụ gõ gắn liền với một câu chuyện Phật giáo, mõ cá được chạm khắc trên gỗ, hình con cá với mong muốn thức tỉnh người tu hành. 

Phách tre

Phách is a piece of bamboo about 15cm long and 4 cm wide. Phách is made of solid wood and is chiseled for a very clear sound. Phách is used to learn the famous Vietnamese folk and ca trù melodies, as well as modern music. 

Nhạc Cụ Phách Tre là miếng tre dài khoảng 15 cm, bản rộng chừng khoảng 4 cm. Thanh phách làm từ chất liệu gỗ cứng và được đẽo cho âm thanh nghe rất trong. Thanh phách dùng để học các giai điệu dân ca và ca trù nổi tiếng của Việt Nam cũng như các loại nhạc hiện đại cũng có vài giai điệu dùng đến thanh phách này.

Kèn môi

The lip trumpet of the Mong people is just a piece of copper leaf that is both brittle and tough, about 5 – 7 cm long, shaped like a rice leaf, one end is rolled or flattened as a handle, one is beveled for plucking, and a reed in the middle. 

Essential thing is the performer needs to know to hold his breath. That’s the secret. You place it on your lips and blow gently, then use your index finger to pluck the tip of the instrument’s tongue and move it back and forth between your teeth. Your throat will emit the vowels a,e,i,o,u… to change the volume of escaped air, so that the emitted sound will have different pitches, creating the typical tones of a lip trumpet. When hitting the sound, it will be more resonant and more tender.

Chiếc đàn môi hay còn được gọi là kèn môi của người Mông chỉ là một mảnh lá đồng vừa giòn lại vừa dai, dài khoảng 5 – 7cm, có hình dạng giống lá lúa, một đầu cuốn lại hoặc đánh dẹt làm tay cầm, một đầu vát nhọn để gảy. Ở chính giữa là một cái lưỡi gà. 

Muốn thổi được kèn môi nhất thiết người thổi đàn môi phải biết giữ hơi. Đó là bí quyết. Đặt chiếc kèn môi lên môi thổi nhẹ, sau đó dùng ngón tay trỏ gảy trên đầu lưỡi của nhạc khí và di chuyển qua lại giữa hai hàm răng, trong khi cổ họng phát ra các nguyên âm a, e, i, o, u… để làm thay đổi thể tích không khí lọt ra ngoài, nhờ đó âm thanh phát ra sẽ có những cao độ khác nhau, tạo nên những âm điệu đặc trưng của kèn môi. Khi đánh lên âm thanh đàn môi của người Mông sẽ rền vang hơn, da diết hơn. 

11/05/2023

You May Also Like…

Movies: Powerful Tips for Mastering a Language

Movies: Powerful Tips for Mastering a Language

Movies immerse you in real language use, enhancing vocabulary, listening, and cultural knowledge. In this article, VLS recommends Vietnamese films to boost your skills and offers tips to retain new vocabulary.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Whatsapp Resmi Dewa16 SLOT THAILAND https://dewa16.co.uk/ https://bola16.co.uk/ slo16 slot gacor http://siad.dpmd.gorutkab.go.id/ https://journal.binadarma.ac.id/pages/article/deposit-pulsa-tanpa-potongan/ https://stennisflagflyers.com/ https://nanotechinstitute.org/ slot gacor https://hollyvalance.net/ slot gacor deposit pulsa tanpa potongan slot thailand deposit pulsa tanpa potongan slot gacor hari ini slot pulsa https://dewa16.id/ slot gacor slot16 BOLA16 BOLA16 SLOT16 slot gacor deposit pulsa tanpa potongan https://sertifikasi.upy.ac.id/assets/mgacor/ http://103.141.105.92/ slot gacor slot gacor slot gacor slot dana slot gacor slot gacor slot thailand slot pulsa slot kamboja slot gacor https://sibangkodir.bpsdm.jatimprov.go.id/api/gacor deposit pulsa tanpa potongan slot kamboja https://littlebeedesigns.co.uk/ slot gacor maxwinhttps://siakad.stikeslakipadada.ac.id/sgacor/ https://stikeslakipadada.ac.id/gacor slot gacor slot dana deposit pulsa tanpa potongan slot thailand slot pulsa https://ppsdml.bpsdm.dephub.go.id/rames/toto/ https://kejari-sanggau.kejaksaan.go.id/ramestoto/ http://conference.fkm.unand.ac.id/rames/toto/ slot thailand togel online slot gacor slot gacor deposit pulsa tanpa potongan deposit pulsa tanpa potongan deposit pulsa tanpa potongan slot thailand slot gacor slot thailand deposit pulsa tanpa potongan slot gacor slot thailand slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor slot gacor deposit pulsa tanpa potongan deposit pulsa tanpa potongan slot gacor deposit pulsa tanpa potongan slot gacor slot gacor slot gacor slot thailand slot gacor https://kecjelutung.jambikota.go.id/cgi-bin/