Đám cưới truyền thống Việt Nam bao gồm nhiều nghi lễ, nghi thức thể hiện nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi nói riêng và nền văn hóa nói chung của Việt Nam. Ở bài viết này, hãy cùng VLS tìm hiểu một số nghi thức quan trọng trong một đám cưới truyền thống Việt Nam nhé.
Table of Contents
Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ xem mặt/đám nói theo phương ngữ miền Nam và lễ chạm ngõ/lễ chơi nhà theo phương ngữ miền Bắc. Đây chính là thủ tục đầu tiên trong một đám cưới truyền thống, là lần gặp mắt chính thức đầu tiên giữa 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái (buổi lễ này sẽ tổ chức ở gia đình nhà gái) với các nghi thức sau:
- Lễ vật: Ngày này lễ vật thường không quá quy định khắt khe như ngày xưa, theo đó các gia đình nhà trai chuẩn bị lễ vật theo mong muốn và hoàn cảnh gia đình, miễn sao đảm bảo có ít nhất 1 cơi trầu, trái cây, bánh để sang thưa chuyện với nhà gái.
- Nhà trai tặng sính lễ (có thể có hoặc không) cho nhà gái
- Hai bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu gia cảnh, điều kiện, gia phong của đôi bên
- Nếu gia đình nhà gái đồng ý với nhà trai thì hai gia đình tiếp tục bàn về đám hỏi, đám cưới. Cô dâu, chú rể thắp nhang cho ông bà tổ tiên như một hành động giới thiệu, ra mắt thành viên mới.
Lễ ăn hỏi
Lễ này còn được gọi là đám hỏi hay đính hôn. Trong ngày lễ này, nhà trai sang hỏi cưới cô dâu & thông báo chính thức giữa hai bên gia đình về việc hứa gả con gái giữa hai họ. Nghi thức gồm:
- Lễ vật: trầu cau – trà rượu – hoa quả – bánh phu thê – xôi gấc – tiền – trang sức (những lễ vật cơ bản nhất, có thể tặng nhiều hơn: gà, heo quay, mứt, hạt sen,…)
- Đoàn đại diện nhà trai xếp theo đội hình thứ bậc (các bậc trưởng bối, ông bà đứng đầu – bố mẹ – chú rể – họ hàng (cô, chú,..) – đội bê tráp (dàn phù rể/phụ rể).
- Đoàn nhà gái tiếp đón nhà trai, chào hỏi.
Lễ nạp tài
“Nạp” nghĩa là “dâng nộp”, “Tài” nghĩa là “của”, “tài sản”, để chỉ tất cả các thứ của cải như tiền nong, đồ đạc, nhà đất, ruộng đất, hễ có giá trị đều gọi là tài sản”. Tại lễ này, gia đình nhà trai sẽ trao quà (hay còn gọi là sính lễ) cho nhà gái.
- Hai bên giới thiệu các thành viên trong đoàn nhà mình (cô dâu chưa được xuất hiện).
- Nhà trai sẽ trình bày lý do đến hỏi cưới và giới thiệu lễ vật của bên mình.
- Mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ cùng mở các tráp trước sự chứng kiến của 2 gia đình.
- Chú rể hoặc mẹ cô dâu lên dẫn cô dâu trên phòng xuống ra mắt nhà trai.
- Cô dâu ra mắt và chào hỏi, rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại chú rể mời nước gia đình cô dâu.
- Mẹ cô dâu sẽ lấy trầu cau,… một số lễ vật trong mâm trái cây và tiền đem đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Lễ gia tiên
Cô dâu và chú rể thắp nhang bàn thờ nhà gái để ra mắt chú rể với dòng tộc, tổ tiên, sau đó hai gia đình tiếp tục nói chuyện và bàn bạc về đám cưới sắp tới.
Lễ lại quả
Lễ này được thực hiện khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái liền bớt mỗi thứ một phần và gửi lại nhà trai, không phải mọi thứ mang đến đều “lại quả” mà chỉ có những vật tượng trưng tiêu biểu nhất: Rượu, trầu cau, trà, bánh trái,…
Lễ cưới
Lễ cưới là bước cuối cùng trong một đám cưới, bao gồm lễ rước dâu và lễ thành hôn.
- Ý nghĩa: Đón cô dâu về nhà để chính thức hóa quan hệ vợ chồng.
- Thành phần tham dự: Người thân, bạn bè, cô dâu, chú rể.
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?